Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Những nguyên tắc bài trí bếp ăn hiện đại

Bếp ăn được xem như trái tim của một ngôi nhà. Nó không chỉ được xem là khu vực nấu nướng của các bà nội trợ mà ngày nay, không gian bếp còn là nơi sum họp của các thành viên gia đình trong những bữa cơm đầm ấm.

Cùng thắp lửa cho bếp ăn bằng nhiều đồ vật xinh xắn, giá trị khiến bạn ngạc nhiên và thích thú khám phá sức mạnh của sự sáng tạo mang lại.

Theo xu hướng thiết kế trong kiến trúc hiện đại, khu vực nấu nướng và không gian ăn uống được kết hợp với nhau để tiết kiệm diện tích, mặt khác chính điều này tạo sự thuận tiện và linh hoạt, tiết kiệm được cả về thời gian và công sức trong việc chế biến đồ ăn cộng với sắp xếp bàn ăn nhanh chóng.

Sự sáng tạo về mặt thiết kế tiết lộ các giải pháp trang trí quyến rũ mà vẫn mang lại sự thanh lịch về mặt thẩm mỹ, chút ấm áp trong gian bếp ăn. Vị trí bàn ăn nên đặt ở có góc view đẹp nhất để các thành viên trong gia đình bạn có thể thưởng thức song hành các món ăn và phong cảnh bên ngoài.

Cũng cần lưu ý rằng, đồ đạc chiếm một vị trí rất quan trong, ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tiện trong công việc bếp núc. Vì thế, chúng ta nên sắp xếp sao cho phù hợp với diện tích cũng như tính mỹ thuật của tổng thể phòng bếp. Chú ý không đặt quá gần bếp nấu bởi mùa hè sẽ tạo cảm giác nóng bức, khó chịu khi ăn.


Hoặc không gian bếp luôn được tắm dưới những tia nắng ấm áp không chỉ làm sáng bừng từng ngóc ngách, mà đảm bảo cho sự thông thoáng, tránh được ẩm mốc do hơi nước hay mùi của thức ăn tạo nên.


Nên tận dụng mái và cửa sổ bằng kính vừa để trang trí vừa giúo bạn dễ dàng quan sát được view bên ngoài.


Bồn rửa, tủ bếp đặt sát tường vừa là giải pháp tiết kiệm không gian, vừa tạo sự gọn gàng, khoa học. Với sự sáng tạo không ngừng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, những nguyên tắc trên có thể được thay đổi bằng cách gắn vòi rửa vào tủ bếp di động tạo sự linh hoạt, và cũng rất thuận tiện khi kết hợp nấu nướng, làm sạch đồ dùng. Ngoài ra, những giá treo bằng inox hay gỗ trên cao cũng là một thiết kế thông minh để tối thiểu hóa diện tích sử dụng, nới rộng không gian bếp.

Dụng cụ nấu nướng được treo lên phía trên bếp nấu giống như một món đồ trang trí, hay một gian trưng bày sản phẩm dù rất thuận lợi và dễ dàng cho việc cất giữ cũng như sử dụng.

Tags: tủ bếp, tu bep, tubep, ke bep, bep go, tu bep dep, tu bep xinh, tu bep hien dai, tu bep sang trong, tu bep cao cap, tu bep gia re, tu bep acrylic, tu bep go cong nghiep, tu bep go tu nhien, tu bep dang chu I, tu bep dang chu L, tu bep khac, tu bep phat moc gia, noi that tu bep, noi that phat moc gia, phat moc gia, phatmocgia.com, bepgo.vn,...

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Mẹo bài trí giúp tận dụng tối đa không gian góc nhà

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục các khó khăn trong việc sử dụng không gian góc nhà.

1. Sử dụng kệ góc

Kệ góc là một giải pháp đơn giản nhưng hữu hiệu nếu bạn muốn tận dụng không gian góc nhà một cách hiệu quả. Tùy thuộc xem không gian nhà mình thế nào, bạn có thể chọn lựa những kiểu kệ phức tạp hoặc những kiểu kệ thành đơn giản.


Các loại kệ góc rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp cho bạn lựa chọn.

Chiếc tủ góc này có thiết kế thanh lịch với gam màu trắng thanh nhã. Mẫu tủ này thích hợp cho không gian phòng khách hoặc bếp của bạn. Chiếc tủ cung cấp một không gian lưu trữ nhỏ, phù hợp để lưu trữ các loại cốc chén hoặc bạn cũng có thể sử dụng nó như tủ rượu.


Kiểu kệ góc này khá đơn giản, chỉ gốm những thanh gỗ hình tam giác được gắn vào tường. Nó phù hợp để trưng bày các món đồ lưu niệm và trang trí.


Một thiết kế kệ góc khác độc đáo với những đường uốn lượn đẹp mắt, với chiếc kệ này bạn có thể lưu trữ được khá nhiều thứ. Bạn cũng có thể sử dụng nó như một chiếc giá sách.


Mẹo bài trí giúp tận dụng tối đa không gian góc nhà 5
Chiếc kệ hình thang này rất thú vị, tiện dụng và giàu tính trang trí.

2. Các loại bàn góc

Bàn góc cũng là món nội thất bạn có thể nghĩ đến khi muốn tận dụng không gian góc nhà. Bỏ qua các loại bàn hình chữ nhật hay hình vuông thông thường, bạn hãy thử chọn lựa các loại bàn góc tam giác xem sao.

Bạn nghĩ sao về mẫu tủ bếp dưới đây? Trái ngược với các loại tủ ngăn vuông bình thường, phần góc chéo của chiếc tủ này được thiết kế thành một ngăn riêng biệt để tận dụng được tối đa không gian lưu trữ. Đây có thể là một chỗ lưu trữ các món đồ như cốc chén hay các loại giấy tuyệt vời đấy.


Chiếc tủ bếp này có phần ngăn kéo góc được thiết kế đặc biệt nhằm tối ưu hóa khả năng lưu trữ.
Góc căn phòng này khá hẹp tuy nhiên chiếc bàn góc đen đơn giản đã mang đến một chỗ để máy tính tuyệt vời.




Bộ bàn làm việc này cũng có thiết kế vừa vặn với phần góc nhà để tận dụng tối đa không gian.

3. Kệ kết hợp đồ trang trí

Góc nhà này được vẽ hình một cái cây với thân cây dàn sang cả hai bên tường đánh lừa thị giác, tạo cảm giác góc nhà hoàn toàn biến mất. Ở phía những nhành cây chĩa ra, chủ nhà đã đóng thêm những chiếc kệ dài để lưu trữ. Bạn có thể áp dụng cách bài trí góc nhà này cho phòng chơi của trẻ hoặc phòng giải trí cho cả gia đình.


4. Kệ cố định

Phần góc nhà này được xây dựng thành lò sưởi và phía trên trở thành kệ để tivi. Đơn giản nhưng vững chắc, kiểu này dễ áp dụng trong thực tế đồng thời cũng không kém phần ấn tượng.


5. Sảnh lưu trữ

Với những chiếc móc và một chiếc tủ hộc sát sàn góc nhà này biến thành một không gian lưu trữ gọn gàng. Nó vừa là nơi treo áo khoác, mũ, thuận tiện lại cũng là nơi bạn có thể ngồi khi cần phải đi một đôi giày.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Phong thủy nhà bếp và người phụ nữ

Hạnh phúc của người phụ nữ là nấu được bữa ăn ngon cho cả gia đình, và đón nhận lời tán dương từ người chồng và con cái....
Nhà bếp kỵ hoàn toàn khép kín trong 1 căn phòng: Nhà bếp cần ít nhất 1 khoảng trống (ví dụ như là lan can, giếng trời, cửa sau..v..v), kỵ khép kín hoặc nằm ở trung tâm căn nhà, không những không sạch sẽ mà còn ảnh hưởng đến gia vận.

Nhà bếp không được nằm giữa 2 phòng ngủ: Một số Kiến trúc sư khi thiết kế nhà ở thường không lưu tâm nhiều đến phong thủy, nhất là khi thiết kế phân phòng cho nhà chung cư. Theo phong thủy, thì vị trí đặt nhà bếp nên tránh tiếp giáp với phòng ngủ, nhất là nhà bếp nằm giữa 2 phòng ngủ. Phạm phải điều kị úy này thường gây bất lợi về sức khỏe cho gia chủ. Về lý luận khoa học thực tiễn thì điều này cũng hoàn toàn chính xác bởi bếp nấu và nhà tắm là 2 nơi kém vệ sinh nhất trong nhà. Nhà bếp là nơi dễ tạo khuẩn mốc, xú tạp và các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe do vậy cần phải đặt bếp ở vị trí xa phòng ngủ càng tốt.


Trong nhà bếp không được giặt quần áo: Có rất nhiều người có thói quen đặt máy giặt trong bếp để tiết kiệm không gian, điều này rất không tốt.  Cổ nhân cho rằng nhà bếp là nơi ở của Táo quân, giặt rửa quần áp không sạch sẽ lại ở nơi có thần thánh này sẽ ảnh hưởng đến vận may.
Bếp ga hướng ra ngoài kiến cho gia vận bay mất: Nhà bếp cũng không nên đặt trước căn nhà, kỵ nhất bếp lửa hướng ra ngoài, khiến gia vận bay mất.

Việc cải tạo hung tướng của nhà bếp: có thể nói không gặp 1 chút khó khăn nào để cải tạo hun tướng của nhà bếp. nếu như nhà bếp thuộc hung hướng, thì vấn đề thường xuất phát từ bếp lửa hoặc bồn rửa, chỉ cần để bếp lửa và bồn rửa cách nhau độ 60cm là được.


Cải tạo vị trí không tốt của nhà bếp: Nếu như nhà mới xây gian bếp, mà nữ chủ nhân trở nên thường xuyên sinh bệnh, hoặc hay vì việc vặt linh tinh mà cáu giận, có xu hướng kích động, hoặc rơi  vào trạng thái tinh thần bất ổn, nguyên  nhân ngoài mệt mỏi thần kinh và thân thể, còn có khả năng do gian bếp đặt ở hướng Bắc, hoặc hướng Đông Bắc quỷ môn, hoặc hướng Tây Nam. Xin hãy di dời đến vị trí an toàn khác càng sớm càng tốt.
Khi ngăn cách các phòng, để cho tiện lợi không ít nhà đặt gian bếp ở hướng Bắc. Nói cách khác, nếu như phòng khách hoặc phòng ăn được đặt ở nơi sáng sủa như hướng Đông hoặc Đông Nam, thì nhà bếp tự nhiên sẽ được đặt ở hướng Đông Bắc hoặc Bắc.

Chỉ cần di dời nhà bếp đến nơi an toàn như hướng Đông hoặc Đông Nam, sức khỏe tinh thần của nữ chủ nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Từ đ1o có thể thấy rằng, nữ chủ nhân và vị trí nhà bếp có liên hệ vô cùng mật thiết.

Tags: tủ bếp, tu bep, tubep, ke bep, bep go, tu bep dep, tu bep xinh, tu bep hien dai, tu bep sang trong, tu bep cao cap, tu bep gia re, tu bep acrylic, tu bep go cong nghiep, tu bep go tu nhien, tu bep dang chu I, tu bep dang chu L, tu bep khac, tu bep phat moc gia, noi that tu bep, noi that phat moc gia, phat moc gia, phatmocgia.com, bepgo.vn,...


Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Bí kíp giúp phòng khách thiết kế mở lôi cuốn hơn

1. Nội thất thấp cho phòng khách trang nhã

Những món đồ nội thất thấp sàn với các yếu tố đơn giản, hiện đại, tự do đã được các nhà thiết kế nội thất sử dụng nhằm tạo nên một không gian thoáng đãng và trang nhã cho người sử dụng. Đối với phòng khách được thiết kế mở, kết hợp với sân vườn như ví dụ này thì bộ sofa, bàn cafe thấp là lựa chọn tuyệt vời. Thêm vào đ1o, sự phối hợp cùng cửa trượt trong suốt cũng mang đến cho bạn cảm giác như không gian này đang hòa làm một, rất nên thơ và trang nhã.
Nội thất thấp mang lại không gian trang nhã cho căn phòng.

2.Khu vực tiếp khách và bàn ăn "tông xuyệt tông"

Với cách bài trí này, căn phòng của bạn sẽ như một bức tranh vô cùng lãng mạn. Trong ví dụ minh họa, màu sắc chính là chiếc cầu khéo léo nối khu vực ăn uống và phòng khách. Những cấp độ khác nhau của tông màu xanh dương, thêm chút nhấn nhá của sắc xanh rêu tạo nên mối liên hệ hài hòa, dịu mắt. Việc chọn loại thảm trải sàn khác nhau cũng là cách thức để tạo nên sự phân cách nhẹ nhàng cho hai khu vực sinh hoạt này.


 Màu sắc là chiếc cầu khéo léo nối khu vực ăn uống và phòng khách.

3. Sử dụng kệ sách phân chia không gian

Nếu bạn đang phân vân cách bố trí phòng khách và góc làm việc "2trong 1" sao cho hợp lý thì kệ mở sẽ là gợi ý hữu ích. Đây là không gian có diện tích tương đối nhỏ, vì thế chủ nhân đã chọn cho mình chiếc kệ mảnh mai để phân chia hai khu vực một cách khoa học. Bởi lẽ, món nội thất này vừa đóng vai trò lưu trữ cho góc làm việc, vừa tạo nên sự riêng tư cần thiết cho phòng khách. Nhờ thiết kế mở mà nó không hề mang lại cảm giác bí bách cho chủ nhân khi sử dụng.

Chiếc kệ mảnh mai giúp phân chia hai khu vực một cách khoa học.

4. Phòng khách, sofa giường và họa tiết hình học

Khi thiết kế phòng khách mở, chúng ta nên lưu ý đến bố cục sao cho phù hợp với không gian đa tính năng. Thông thường, vị trí gần cửa sổ, thoáng đãng sẽ thích hợp hơn cả. Phòng khách này được khéo léo kết hợp chiếc sofa giường bên cạnh cửa sổ cùng rèm che nhẹ nhàng. Nội thất lựa chọn cũng không kém phần hiện đại, ấn tượng với những mẫu họa tiết hình học đặc sắc: từ màn cửa, sofa, đèn trang trí đến ga trải giường... Nhờ cách bày trí khoa học và sắc xanh tươi mát, chủ nhân đã nhanh chóng tạo được nét cá tính phòng khách của mình.

Phòng khách mở hiện đại, ấn tượng hơn nhờ họa tiết hình học đặc sắc.

5. Bếp + phòng khách đầy tính nghệ thuật

Cuối cùng là ý tưởng thể hiện rõ nét nhất sự "cơi nới" không gian khi lựa chọn thiết kế phòng khách mở. Đơn giản, không vách ngăn, không tốn quá nhiều màu sắc, bạn vẫn có thể khiến cho phòng bếp và phòng khách vừa tách biệt như vừa bổ sung cho nhau. Bức tường xám quan trọng, sàn gỗ ấm áp giống như một dòng chảy liền mạch nối từ khu vực này sang khu vực khác. Nội thất, đồ trang trí cùng chất liệu và phong cách cũng góp phần tạo nên tính nghệ thuật cho căn phòng thiết kế mở của bạn.

Thiết kế như một dòng chảy liền mạch nối từ khu vực này sang khu vực khác.

Theo Hạ Mạt/Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

24 mẹo sắp xếp bếp chật luôn ngăn nắp

Phòng bếp là nơi chứa nhiều thiết bị, dụng cụ nhất trong nhà nên việc sắp xếp chúng sao cho hợp lý không hề dễ dàng, đặc biệt là những căn bếp chật chội, hạn chế về diện tích.
Chỉ với một vài mẹo vặt gia đình sau đây, bạn có thể yên tâm tổ chức lại không gian nấu nướng ngăn nắp, chuyên nghiệp:

1.Quản lý đồ vật linh tinh trong nhà bếp của bạn như chai lọ đựng gia vị...thật dễ dàng bằng cách sử dụng các loại kệ chuyên dụng. Mẫu kệ Lazy Susan luôn là lựa chọn lý tưởng, có thể xoay được hoặc không.


2. Bạn hoàn toàn có thể để bộ sưu tập sách dạy nấu ăn ngay trên kệ bếp, miễn sao chúng không tiếp xúc với độ ẩm và dầu mỡ của tủ lạnh hoặc bếp nấu.


3. Treo tạp dề, găng tay, lót nồi, khăn lau bát đĩa... lên móc treo. Lưu ý gắn móc treo cách bếp nấu ít nhất 60cm.

4. Sắp xếp dụng cụ nhà bếp của bạn theo mức độ sử dụng hàng ngày. Để tất cả bát đĩa hay dùng đến ở vị trí dễ lấy nhất. Những đồ dùng ít sử dụng nên được để ở vị trí khuất hơn và cao hơn.


5. Nhóm các loại đồ dùng theo mục đích sử dụng, phân chia không gian tủ bếp, kệ bếp một cách cụ thể cho từng nhóm. Chẳng hạn như chiếc tủ chuyên đựng đồ làm bánh này.


6. Tạo ra một khu vực dành riêng cho dụng cụ nấu nướng xung quanh bếp nấu, lưu trữ xoong nồi và chảo ở phạm vi gần nhất có thể.


7. Để các loại túi, hộp đựng màng bọc thực phẩm... trong cùng một ngăn kéo tủ ở gần tủ lạnh để lưu trữ thức ăn thừa một cách nhanh chóng, thuận tiện.


8. Để tất cả công cụ cần thiết nhất cùng với nhau, gần khu vực nấu nướng để chuẩn bị thực phẩm hiệu quả hơn.


9. Sắp xếp các loại hộp nhựa và nắp đậy của chúng một cách trật tự vào ngăn kéo tủ giúp bạn dễ dàng tìm thấy thứ mình cần bất kỳ lúc nào.

10. Nắp xoong, nồi, nắp chảo... thường rất lộn xộn, chiếm nhiều diện tích trong bếp. Vì thế, bạn nên đầu tư sắm những chiếc kệ đựng chuyên dụng. Chúng có thiết kế phù hợp với nhiều kích cỡ nắp xoong nồi, nắp chảo khác nhau.

11. Kệ, giá để đồ có thể trượt ra trượt vào không chỉ hỗ trợ bạn lưu trữ và lấy đồ thuận lợi, mà còn tiết kiệm diện tích phòng bếp, đảm bảo sự gọn gàng.


12. Dụng cụ ngăn chia ngăn kéo tủ giữ cho mọi thứ bên trong khỏi bị lẫn lộn. Do đó, bạn không bao giờ phải mất công và thời gian lục tìm thứ mình cần thêm nữa.


13. Đối với những đồ dùng thiết yếu phục vụ bữa ăn/tiệc buffet như dao, dĩa, thìa..., bạn nên để chúng trong những chiếc cốc sứ hoặc bình đựng loại nhỏ để tránh thất lạc.


14. Ngay cả không gian bên dưới tủ bếp cũng trở nên cực kỳ hữu ích nếu bạn biết cách tận dụng nó. Chẳng hạn lắp đặt đèn chiếu sáng, thanh treo khăn lau bếp hoặc sắp xếp các thiết bị nhà bếp khác như máy xay sinh tố, máy ép hoa quả...

15. Nếu bạn muốn làm chủ căn bếp giống như một phòng trưng bày nghệ thuật, hãy thử lựa chọn một màu sắc yêu thích làm chủ đạo cho tất cả đồ dùng từ bát đĩa, cốc chén đến xoong nồi....


16. Thiết kế tủ bếp với cửa kính trong suốt luôn là ý tưởng tuyệt vời, giúp bạn vừa có thể "khoe" được mọi thứ để bên trong, vừa đảm bảo chúng luôn an toàn, sạch sẽ.


17. Duy trì sự gọn gàng, vệ sinh cho kệ bếp mở bằng cách phân chia và lưu trữ đồ dùng trong những chiếc giỏ mây tre đan thoáng khí.


18. Quản lý và sắp xếp các kệ đựng thức ăn của bạn theo cách khoa học nhất, đó là phân loại chúng theo từng nhóm cụ thể.


19. Nếu bạn có con nhỏ, đừng quên sắm sửa một vài chiếc giỏ đựng trong suốt. Chúng sẽ giúp lũ trẻ dễ dàng quang sát và lấy được đúng thứ mình muốn.


20. Túi treo nhiều ngăn, làm bằng vải hoặc chất liệu trong suốt là phụ kiện không thể thiếu trong phòng bếp hiện đại. Nó không chỉ cung cấp thêm nhiều không gian lưu trữ là còn rất tiết kiệm diện tích, nhất là khoảng trống trên tường, phía sau cánh cửa.


21. Nếu tủ bếp của bạn bị quá tải, hãy đầu tư một chiếc xe đẩy 2 tầng để lưu trữ đồ dùng nhà bếp, giải phóng bề mặt quầy bếp để phục vụ công việc nấu nướng thuận tiện, thoải mái hơn.


22. Thêm một cách nữa để tiết kiệm không gian lưu trữ quý giá cho những căn bếp chật chội, đó là treo xoong nồi, chảo lên cao.


 23. Một chiếc giá để sách ngang tầm mắt khi bạn đang làm việc, sau đó gấp gọn lại bên dưới tủ bếp khi đã hoàn tất.

24. Loại bỏ sự lộn xộn trên các bề mặt trong bếp bằng cách gắn các loại giấy tờ cần thiết lên tường.